Upload Image...

 

Lá ngải và công dụng thần kỳ không phải ai cũng biết

Lá ngải là bài thuốc dân gian hữu hiệu mà mọi người thường truyền tai nhau và được ghi chép trong cả các cuốn sách Đông y. Vậy lá ngải chữa được những bệnh gì? Và những lưu ý nào khi sử dụng chúng. Bài viết sau sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề trên.

Dấu hiệu nhận biết lá ngải

Cây ngải cứu hay dân gian còn có một tên gọi khác là lá ngải. Cây này cũng có tên gọi khác là cây ngải diệp. Tên khoa học của ngải cứu là artemisia vulgaris, thuộc họ cúc asteraceae. Ngải diệp là cây thân thảo, sống lâu năm, ưa độ ẩm, rất dễ trồng. Đông y thường sử dụng phần lá non của cây làm thuốc ôn huyết, trục hàn thấp, điều kinh… Trong cây có chứa tinh dầu với hàm lượng 0.2 – 0.34%, chủ yếu là chất cineol.

Cây ngải cứu thường mọc và sinh trưởng rất nhanh, lẫn với những cây cỏ dại khác nên nhiều người hay bị nhầm lẫn. Có thể nhận biết cây ngải vì thân cây ngải có nhiều rãnh dọc. Lá ngải cứu không có cuống mà thường mọc so le, hai mặt lá có màu khác nhau. Mặt trên màu lục sẫm, nhẵn trong khi mặt dưới có nhiều lông nhỏ màu trắng tro. Khi tiến hành vò nát lá ngải diệp thì có mùi thơm hắc.

Cây ngải
Cây ngải mọc và sinh trưởng rất nhanh

Lá ngải cứu có tác dụng gì?

Lá ngải đã rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày nhưng nói về những tác dụng của lá ngải thì nhiều người không biết. 

1. Nước ngải cứu tươi tốt cho da

Uống nước ngải cứu tươi chữa được rất nhiều bệnh. Đầu tiên là giúp làn da kích ứng được dễ chịu, thoải mái. Các chất chống oxy hóa có trong thành phần của lá ngải cứu sẽ có khả năng làm giảm ngứa và kích ứng cho làn da nhạy cảm. Hơn nữa, trà thảo dược này có thể giữ cho làn da khỏe mạnh, giữ ẩm và làm cho da tươi sáng. Ngoài ra, trà ngải cứu có thể được sử dụng để điều trị vết thương lâu lành, xước da hoặc vết côn trùng cắn.

2. Trà ngải cứu tốt cho tiêu hóa

Uống nước ngải cứu tươi còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Bởi vị đắng của lá  ngải cứu sẽ có tác dụng trong việc hỗ trợ các vấn đề về dạ dày, ợ nóng, đầy hơi,  kích thích các men vi sinh trong ruột thừa, cải thiện sự thèm ăn… Trà ngải cứu tươi giúp cho cơ thể được thanh lọc, loại bỏ các ký sinh trùng ra khỏi cơ thể, giúp làm sạch mật, gan, và các bộ phận khác.

Nước lá ngải
Nước ngải cứu rất tốt cho tiêu hóa

3. Trị cảm cúm, ho khan, đau đầu

Đối với cảm cúm, đau đầu, có thể làm hai cách là xông hơi hoặc uống nước. Đầu tiên bạn lấy hỗn hợp các lá: lá ngải cứu, lá bưởi, lá khuynh diệp, nấu với 2 lít nước rồi xông hơi trong vong 15-20 phút. Hoặc lấy hỗn hợp: lá ngải, tía tô, cây sả, cúc tần đen đun lên uống nước. Duy trì thói quen này từ 3-5 ngày các triệu chứng trên sẽ giảm và hết dần.

4. Chữa đau xương khớp

Theo Đông y, cây lá ngải chứa nhiều tinh dầu và các chất kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng giảm đau hiệu quả. Ngải cứu còn chứa rất nhiều cineol, chất kháng khuẩn tự nhiên giúp làm giảm các cơn đau thần kinh.

Cũng theo y học hiện đại, cây ngải diệp có chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng giảm đau, giãn cơ, tăng cường sự đàn hồi của dây chằng giúp khớp xương vận động linh hoạt. Sử dụng ngải diệp hỗ trợ điều trị các bệnh như: đau nhức xương khớp, gai cột sống, đau lưng, đau vai gáy… Bạn có thể làm theo phương pháp như sau: Rang nóng cây ngải cứu cho thêm chút muối trắng. Sau đó chườm lên những chỗ bị đau, sưng. Hoặc hòa nước ngải cứu uống với vài giọt mật ong để cơ thể khỏe mạnh, xương khớp được đàn hồi mỗi ngày.

5. Điều trị việc ngứa âm đạo

Cho 20g lá ngải cứu tươi vào nồi, cho 500ml nước vào đun sôi. Dùng nước này xông hơi vùng bị nhiễm ngứa khoảng 15 phút, hoặc có thể lấy nước rửa vùng bị ngứa, sau đó rửa kỹ bằng nước sạch, ngày rửa 1- 2 lần và rửa liên tục trong vòng 5 ngày sẽ thấy tình trạng được cải thiện rõ ràng.

6. Trị sẹo và vết thâm

Các mụn trứng cá khi vỡ thường để lại sẹo và vết thâm. Bạn có thể sử dụng mặt nạ ngải cứu để giải quyết tình trạng trên. Đầu tiên giã nhuyễn ngải cứu, lấy nước cốt hòa với dầu oliu theo tỉ lệ 1:2. Sau đó bôi tinh dầu này lên vết sẹo để qua đêm. Hỗn hợp này sẽ giúp tuần hoàn máu dưới da lưu thông dễ dàng, các tế bào da nhanh chóng được tái tạo do đó sẹo mụn sẽ dần dần biến mất.

7. Chế biến các món ăn bổ dưỡng

Từ lá ngải cứu bạn có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau như: Trứng rán ngải cứu, ngải cứu nấu thịt, ngải cứu tần chim hoặc gà… Các món ăn đó đều dễ làm, dễ ăn và vô cùng bổ dưỡng.

8. Làm đẹp

Các bạn gái còn có thể làm đẹp bằng những thao tác rất đơn giản: Đâm nhuyễn lá ngải cứu tươi, rồi đắp lên da mặt khoảng 15 phút nhằm kích thích tuần hoàn máu. Sau đó nằm thư giãn và rửa lại bằng nước sạch. Ngoài ra, có thể lấy một nhúm lá ngải cứu tươi hoặc khô cho vào nước, đun sôi. Sau đó, dùng nước này để tắm, còn lá dùng để chà xát khắp bề mặt da. Đây là phương pháp giúp tẩy lớp tế bào chết, làm mềm vùng da sần sùi và chai sạn, giúp huyết mạch lưu thông và làm dịu vết thương mà trong các tiệm spa hay làm và theo sử sách kể lại rằng vua chúa ngày xưa cũng sử phương pháp này. Vừa làm đẹp da, vừa giúp cơ thể thoải mái, thư giãn.

Mặt nạ lá ngải
Lá ngải còn có tác dụng làm đẹp

Lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu

Lá ngải có nhiều tác dụng thần kỳ mà đôi khi những người nội trợ không biết hoặc không để ý đến. Tuy nhiên, nếu sử dụng lá ngải cứu không đúng cách sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Đối với phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ: Nếu ăn quá nhiều ngải cứu sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Do vậy, phụ nữ có thai nên lưu ý khi ăn ngải cứu để tránh những trường hợp đáng tiếc.

Đối với người bị viêm gan: Mặc dù tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng chữa bệnh nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật.

Ảnh hưởng đến thần kinh: Nếu dùng quá nhiều ngải cứu, thần kinh trung ương của bạn có thể bị hưng phấn quá mức, dẫn tới cục bộ hoặc toàn thân co giật. Sau vài lần có thể khiến chân tay co cứng, nói nhảm, thậm chí tê liệt do các tế bào não bị tổn thương. 

Lưu ý khi sử dụng lá ngải
Phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ cần lưu ý khi ăn ngải cứu

Khắc phục được những tác dụng phụ của lá ngải đối với sức khỏe, một loại thức uống hiện nay đang được nhiều người tin dùng là nước ion kiềm. Được tạo ra từ công nghệ điện phân, nước ion kiềm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như: cải thiện các vấn đề liên quan đến dạ dày, đường ruột; bổ sung canxi khoáng chất; ngăn ngừa các bệnh do gốc tự do tấn công; làm đẹp, chống lão hóa.

Như vậy, sử dụng lá ngải cứu có nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng nên tìm hiểu và sử dụng đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu cần tư vấn, hỗ trợ thêm các thông tin, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 024.777.66666.

02477766666